Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết với đất, được xây dựng theo thiết kế.
Với đặc thù trên thì việc thi công công trình xây dựng không chỉ phụ thuộc điều kiện tự nhiên mà còn tuỳ thuộc vào trình độ và sức lao động của con người, vào đặc điểm các loại vật liệu, các loại thiết bị xây dựng.
Điều này đòi hỏi người giám sát thi công không chỉ nắm vững kĩ thuật xây dựng mà còn cần có kinh nghiệm về giám sát thi công, có nghiệp vụ và sức khoẻ mới có thể theo kịp mọi diễn biến trong qúa trình thi công.
Vai trò người giám sát thi công
1. Vị trí : một chức danh trong hoạt động xây dựng (tương tự chủ nhiệm dự án, chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm thiết kế).
2. Chức năng: giám sát nhà thầu thi công trong quá trình xây dựng.
3. Nhiệm vụ: có 2 nhiệm vụ chính như sau
a) Theo dõi việc thực hiện các công việc của nhà thầu thi công bằng những biện pháp được ghi trong hợp đồng xây dựng, ở khâu xây và lắp trong quá trình thi công tại hiện trường.
b) Kiểm tra:
– Điều kiện khởi công xây dựng;
– Sự phù hợp năng lực nhà thầu thi công với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng (nhân lực, thiết bị; hệ thống quản lí chất lượng; giấy phép sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư; phòng thí nghiệm và cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công);
– Chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt do nhà thầu thi công cung cấp (giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất; kết quả thí nghiệm của phòng thí nghiệm hợp tiêu chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; khi nghi ngờ thì kiểm tra trực tiếp);
– Kiểm tra biện pháp thi công;
– Kiểm tra quá trình triển khai công việc ở hiện trường (ghi nhật kí giám sát hoặc biên bản kiểm tra);
– Xác nhận bản vẽ hoàn công;
– Tổ chức nghiệm thu;
– Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu của nhà thầu thi công;
– Phát hiện sai sót, bất hợp lí về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu điều chỉnh;
– Tổ chức kiểm định lại khi nghi ngờ về chất lượng công trình;
– Chủ trì giải quyết vướng mắc giữa các bên liên quan;
Nhóm 1: Gồm những sai sót đơn giản có thể bổ khuyết mà không cần sửa lại thiết kế.
1. Không làm đúng yêu cầu về hệ thống hồ sơ thiết kế và tiêu chuẩn của hệ thống kiểm tra tài liệu, cụ thể trong công việc làm thủ tục hồ sơ thiết kế.
2. Làm hồ sơ thiết kế nhưng không sử dụng những mẫu chuẩn, mô hình bảng tính sẵn, các định mức dự toán tổng hợp, các bản vẽ trang trí mẫu, các phần tiêu chuẩn hoá của bản vẽ.
3. Bản vẽ không ghi đầy đủ, sai tỉ lệ qui định
4. Sao chép các bộ phận của bản vẽ, cấu kiện, chi tiết, và cụm tiêu chuẩn hoá in trong các tập sưu tầm và sản xuất đại trà hiện hành, sao chép lời thuyết minh.
6. Không tận dụng phương pháp in bản vẽ nhanh nhất
7. Thiếu các ý kiến phản biện, góp ý kiến của chuyên gia chính trong từng lĩnh vực hoặc của bộ phận liên quan.
Nhóm 2: gồm những sai sót phải tính thêm (sửa lại) trong bản thiết kế hoặc là thêm một số phần.
1. Thiếu phần luận chứng đối với nhiệm vụ thiết kế, giải thích điều kiện kĩ thuật, giải pháp kĩ thuật chính của thiết kế được duyệt
2. Không làm đúng định mức, nguyên tắc xây dựng và các định mức khác dẫn tới phải sửa lại tài liệu.
3. Tài liệu thiết kế không được lập đầy đủ họăc chưa đồng bộ
4. Sai sót lớn trong tính toán khối lượng, chọn đơn giá, lập bảng nhu cầu vật tư, thiết bị, nhiệm vụ đề ra cho các đơn vị.
5. Sai sót lớn trong tính toán kết cấu xây dựng và chọn thiết bị vận hành, gây ra những thay đổi lớn.
6. Sử dụng lại các kết cấu, chi tiết thiết bị không còn phù hợp
7. Sử dụng những biện pháp không kinh tế
8. Sử dụng các kết cấu chịu tải, các thiết bị vận hành thiếu những tính toán cần thiết.
9. Thiếu những phương án cần thiết để chọn lựa các giải pháp thiết kế tiết kiệm nhất.
10. Giữa những bản vẽ tính toán và các bộ phận của bản vẽ thiết kế thiếu sự chuyển tiếp nhau.
11. Sử dụng không đúng vật liệu hiếm nhập ngoại.
12. Thiếu hoặc không đầy đủ các phương sách chống nhiễm bẩn, chống ổn, bảo về môi trường ( kể cả đất thổ nhưỡng)
13. Không có quy trình công nghệ để chế tạo lắp ráp các chi tiết kết cấu thiết bị
14. Trong thiết kế thi công thiếu các giải pháp công xưởng hoá, sử dụng lao động xây dựng nhiều, không hợp lý.
15. Thiếu sự thoả thuận của cơ quan giám định nhà nước đối với tồn tại về tiêu chuẩn nhà nước và đinh mức, nguyên tắc xây dựng và các tài liệu khác. Đặc biệt thiếu sự thoả thuận về an toàn cháy nổ và an toàn điện.
16. Chất lượng giải pháp thiết kế thấp(so với chuẩn hoặc công trình đã xây dựng tương tự)
Nhóm 3: gồm những vi phạm không cho phép sử dụng hồ sơ thiết kế hiện có hoặc phải sửa lại toàn bộ
1. Thiếu nhiệm vụ thiết kế và các quy định về kỹ thuật
2. Sai lệch lớn về khối lượng và giá trị dự toán dẫn đến làm sai lệch về giá trị xây dựng thực của công trình
3. Vi phạm định mức, nguyên tắc xây dựng, ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết cấu.
4. Thiếu sự an toàn trong v n hành, đặc biệt an toàn về cháy nổ và an toàn điện
5. Những bản vẽ thiết kế đặc thù riêng thiếu luận cứ khi lập ra
6. Mức độ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng các giải pháp thấp hơn quy định
7. Giá trị xây dựng của công trình thiết kế, ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật cao hơn so với vốn đầu tư dự kiến trong giai đoạn chứng kinh tế kĩ thuật.
Hợp đồng xây dựng ghi rõ các công việc cần tiến hành, yêu cầu về chất lượng, có biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường xung quanh, thống nhất biện pháp thi công.
Trong việc kiểm tra năng lực của nhà thầu phải ghi rõ chủng loại và số lượng các dụng cụ đo lường, trắc đạc, phương tiện lấy mẫu kiểm tra chất lượng mà mỗi nhà thầu thi công cần có ở công trường. Các nguyên tắc khi lấy mẫu và đem mẫu đi thí nghiệm. Nguyên tắc thông báo và xử lí kết quả thí nghiệm.
Trong giai đoạn thi công chia ra các giai đoạn: chuyển bước thi công đơn giản và chuyển bước thi công quan trọng.
Các giai đoạn chuyển tiếp bước thi công đơn giản :
– Mặt bằng thi công;
– Tim mốc định vị thi công của hạng mục hoặc bộ phận công trình hoặc của công trình;
– Hố móng trước khi đổ bê tông hoặc trước khi đắp đất;
– Cốt liệu cát, đá, xi măng, nước, ván khuôn, cốt thép và các vật đặt sẵn trong bê tông trước khi đổ bê tông;
– Phần đánh rỉ trước khi sơn;
– Các bộ phận cơ khí gia công hoặc mua ở các nhà máy trươc khi đưa xuống hiện trường và ở hiện trường trước khi lắp đặt.
Các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng :
Cần chú ý những điểm sau:
– Khi nghiệm thu hố móng: Phải có ý kiến đánh giá, kết luận của chủ nhiệm địa chất và chủ nhiệm đồ án về địa chất thực tế của nền so với tài liệu khảo sát thiết kế và biện pháp xử lí nền. Phải có hồ sơ (chứ không phải sơ đồ) hoàn công công trình hội đồng nghiệm thu cơ sở.
– Khi nghiệm thu móng cọc phải thực hiện nghiệm thu trước khi đào móng nếu là đóng cọc âm. Đơn vị xây lắp lập bản vẽ hoàn công giai đoạn này, và trình chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu hố móng.
– Đối với nghiệm thu khô trước khi thông nước như cống, kênh, tràn, trước khi cho ngập nước, khi ngăn sông. Các đơn vị xây lắp phải lập hồ sơ hoàn công cho các phần việc đã hoàn thành và phải cam kết chịu mọi phí tổn về sửa chữa và phục vụ cho yêu cầu về sửa chữa (nếu có) do thi công chưa đảm bảo gây nên.
Trường hợp nghiệm thu khô trước khi thông nước cho các công trình trên kênh của hồ chứa, trạm bơm có qui mô nhỏ.
Khi đó đơn vị xây lắp vẫn phải lập hồ sơ hoàn công để trình ban nghiệm thu cơ sở kiểm tra đánh giá nghiệm thu.
– Đối với công tác đắp đập hoặc kênh bằng phương pháp đầm nén tuỳ theo biện pháp dẫn dòng thi công hoặc phân đoạn thi công mà qui định các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng. Khi nghiệm thu đơn vị xây lắp phải lập hồ sơ hoàn công trình hội đồng nghiệm thu cơ sở.
Nghiệm thu các hạng mục công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng:
Chỉ có hạng mục công trình đã xây dựng xong sau khi vận hành thử và kiểm tra đủ khả năng chịu tải, công suất làm việc như thiết kế qui định mới được nghiệm thu để đưa vào sử dụng.
Trường hợp có thể phát huy hiệu quả từng phần do chủ đầu tư hoặc đơn vị xây lắp yêu cầu trong quá trình lập biện pháp tiến độ tổ chức thi công đã được phê duyệt.
Hội đồng nghiệm thu cơ sở có thể thoả thuận tiến hành nghiệm thu từng đoạn trong một hạng mục kênh, lần lượt từ đầu mối đến một công trình điều tiết, từ cống điều tiết đó đến công trình điều tiết phía sau…
Hội đồng nghiệm thu cơ sở có thể thoả thuận tiến hành nghiệm thu từng đoạn trong một hạng mục kênh, lần lượt từ đầu mối đến một công trình điều tiết, từ cống điều tiết đó đến công trình điều tiết phía sau…
Ở công trình hồ chứa nước hay trạm bơm, hoặc là từng đoạn kênh của công trình trên kênh đào ở đồng bằng sông Cửu Long như là nghiệm thu hạng mục công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo đúng các điều quy định đã nêu ở trên
Trong giai đoạn kết thúc xây dựng – Tổng hợp các bản nghiệm thu để bàn giao đưa công trình vào sử dụng theo các qui định như sau: bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo qui định của pháp luật xây dựng; bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình.
Để đảm bảo công trình đang được xây dựng thoả mãn với tất cả mọi yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, thể hiện cụ thể ở bản vẽ thiết kế và phù hợp với các qui chuẩn xây dựng.
Tiêu chuẩn xây dựng; khi nghi ngờ về chất lượng, chủ đầu tư kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hay hạng mục công trình và công trình xây dựng. Nội dung như sau:
a) Xem xét sự thi hành hợp đồng xây dựng có thực hiện đúng yêu cầu về khối lượng, chất lượng đã qui định.
b) Kiểm soát nội dung công việc theo các thời gian khác nhau
c) Thử nghiệm để xác nhận sản phẩm đã phù hợp chưa với những yêu cầu của qui chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng
Để phục vụ nội dung trên cần nghiên cứu những chỉ đạo tác nghiệp sau:
1. Những yêu cầu về qui trình kĩ thuật:
– Trong hợp đồng phải nêu rõ những yêu cầu thuộc quy trình kỹ thuật nhất thiết bên nhận phải đạt được nó là chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản là thông số kỹ thuật trong công nghệ thi công.Ví dụ:công trình đất phải quy định rõ dung trọng thành phần hạt…công trình bê tông phải đạt cường độ, độ chống thấm…lắp máy phải đạt độ đồng tâm,khe hở, cửa van phải đạt độ kín nước… trong công nghệ thi công đất phải đủ thiết bị đầm trong thi công bê tông phải có đồng bộ thiết bị trộn, chuyển, đầm phù hợp với cường độ thiết kế….
– Quy định những yêu cầu của các bên để đạt được theo quy trình kỹ thuật đề ra.
Ngoài ra còn có một số yêu cầu cho phép thực hiện theo mức độ giới hạn nhất định nhưng chỉ áp dụng ở hạng mục không quan trọng, khối lượng nhỏ hoặc dùng để chỉ đạo trong quá trình thi công.
2. Sự kiểm tra:
– Những yêu cầu chung cho kiểm tra nghiên cứu và thử nghiệm xác định trong những điều khoản thuộc về điều kiện chung của hợp đồng, còn những yêu cầu chi tiết tiêu chuẩn kiểm tra và những phương pháp thử nghiệm được đặt ra trong suốt quá trình thực hiện quy trình kỹ thuật, cán bộ kiểm tra tiến hành công việc bằng các phương pháp trực quan, đo lường, thử nghiệm, chia hai loại kiểm tra
– Kiểm tra tổng hợp:phần này hoàn toàn do người thực hiện lấy ở vốn đầu tư công trình nhằm nghiệm thu công trình đưa vào vận hành sử dụng.
– Kiểm tra tác nghiệp:nhằm điều chỉnh lại quy trình công nghệ để đạt dất lượng theo yêu cầu và nghiệm thu để chuyển giai đoạn thi công – phần này chủ yếu dựa vào tài liệu tự kiểm tra của bên nhận thầu cung cấp, kết hợp sự quan sát tại hiện trường của bên chủ đầu tư
3. Phòng thí nghiệm:
Ngoài phần thí nghiệm do bên nhà thầu tiến hành cần có hoặc hợp đồng phòng thí nghiệm của bên chủ đầu tư nhằm kiểm tra, kiểm định các số liệu còn nghi ngờ do bên nhà thầu cung cấp như vật liệu, cấu kiện, thiết bị có đúng theo yêu cầu thiết kế không ? Qua đó công nhận
– Quy trình kỹ thuật đã và đang thực hiện;
– Vật tư, vật liệu, thiết bị được chọn lọc đúng yêu cầu thiết kế.
Trong một công trường tốt nhất xây dựng 1 phòng thí nghiệm cho cả chủ đầu tư và nhà thầu sử dụng. Phòng thí nghiệm này cần có ngay từ lúc mới khởi công để đảm bảo chất lượng công trình.
Trong thực tế thi công tại một số công trình lớn thì sau một thời gian từ 3 đên 6 tháng (thậm chí 1 năm) công nghệ thi công mới ổn định, lúc đó mới đảm bảo chất lượng, còn trong giai đoạn trên các tiêu chí kĩ thuật của sản phẩm dao động với khoảng cách lớn.
Phòng thí nghiệm cần có nhân viên kĩ thuật huấn luyện đầy đủ để đảm đương các khâu thí nghiệm. Những mẫu thí nghiệm cần chia ra:
– Loại mẫu quản lí: do kĩ sư có trách nhiệm thực hiện lấy để quản lí chất lượng ở mỗi giờ, mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh công nghệ thi công.
– Loại mẫu đã nghiệm thu, thanh toán, thay đổi theo qui mô và một loại công tác, được cơ quan thiết kế yêu cầu và ghi trong hợp đồng. Dựa trên mẫu này để lập số kiểu thí nghiệm gốc, đối chiếu với yêu cầu cần thiết kế.
– Loại mẫu để kiểm tra bằng dụng cụ tự ghi giúp việc chính xác hoá các số đo của thiết bị.
4. Hồ sơ thi công:
Hồ sơ thi công phải hoàn chỉnh, tài liệu cơ sở của hồ sơ là bản vẽ thiết kế gốc có sự điều chỉnh, bổ sung thay đổi do thực tế thi công đặt ra, cùng với các yêu cầu của qui định kĩ thuật.
Trong hồ sơ phản ánh cả kết quả thí nghiệm, đo lường, báo cáo và ảnh chụp… trong các qui phạm có qui định chi tiết nội dung và số lượng từng loại hồ sơ. hồ sơ gốc do b lập, bên a sẽ bổ sung một số tài liệu kiểm tra tổng hợp.
Bản vẽ hoàn công là cơ bản nhất trong tập hồ sơ đó, do vậy chủ đầu tư khi nghiệm thu nhất thiết không được bỏ qua bản vẽ này; nhiều trường hợp lấy nguyên bản vẽ thiết kế làm hồ sơ gốc, khiến cho hồ sơ này hoàn toàn không có giá trị trong quá trình thi công.
Do đặc điểm công trình xây dựng và đặc thù của quá trình xây dựng nên người giám sát thi công cần có một một số khả năng.
1. Kỹ năng và phẩm chất
– Trình độ học vấn: đại học;
Tìm hiểu thêm về: Báo giá xây dựng phần thô
Yêu cầu nhà thầu đệ trình Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng để thử nghiệm cấu kiện, vật liệu,… tại phòng hoặc hiện trường trong quá trình thi công gói thầu. Cần lưu ý một số nội dung sau:
- Phòng thí nghiệm phải có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng” do Bộ Xây dựng cấp.
- Kiểm tra trực tiếp phòng thí nghiệm: có đủ thiết bị và nhân lực để thực hiện các phép thử của gói thầu.
- Thiết bị thí nghiệm: phải còn hoạt động tốt và trong thời gian kiểm định.
- Nhân lực thí nghiệm: phải có chứng chỉ thí nghiệm viên hoặc bằng đào tạo nghề thí nghiệm. Riêng Trưởng phòng thí nghiệm phải có bằng TNĐH chuyên ngành xây dựng và có chứng chỉ quản lý phòng thí nghiệm.
- Khoảng cách từ Phòng thí nghiệm đến công trường: càng gần càng tốt.
7. Yêu cầu nhà thầu đệ trình mẫu vật tư dự kiến sử dụng tại cho dự án. Trong đó lưu ý những nội dung sau:
- Mỗi loại vật tư nên đệ trình 2-3 nhãn hiệu hoặc nhà cung cấp với đặc tính kỹ thuật tương đương. Đặc biệt lưu ý khả năng cung cấp (trực tiếp sản xuất, đại lý lớn, càng nhiều càng tốt); thời gian cung cấp (càng nhanh càng tốt); cự ly cung cấp hàng (càng gần càng tốt) của các nhà cung cấp, tránh tình trạng không đủ vật liệu trong quá trình thi công.
- Nguồn gốc xuất xứ của từng loại vật tư: Tất cả các loại vật tư phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp lệ, có CO/CQ đầy đủ.
- Yêu cầu nhà thầu lấy mẫu thí nghiệm. Chỉ những vật tư đạt chất lượng 100% trở lên mới được sử dụng.
- Tất cả các loại vật liệu đều phải lưu mẫu tại văn phòng tư vấn giám sát hoặc văn phòng chủ đầu tư tại công trường, khi cần có thể đối chứng.
8. Yêu cầu nhà thầu lập và đệ trình bản vẽ triển khai thi công chi tiết (bản vẽ shop drawing) cho từng hạng mục công việc. Trong đó lưu ý các nội dung sau:
- Điều chỉnh đường đi của các đường ống kỹ thuật đảm bảo tiêu chuẩn/quy chuẩn thiết kế, tối ưu khối lượng và chất lượng thi công.
Phân đoạn, mạch ngừng thi công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Cần tránh ngừng thi công tại các vị trí có nội lực lớn, các vị trí khó đảm bảo chất lượng thi công tiếp theo, các vị trí nguy hiểm cho người và thiết bị khác thi công trên công trường …
- Xử lý các vị trí giao cắt đường ống kỹ thuật giữa các hệ thống khác nhau: tránh giao cắt đồng mức, ưu tiên các đường ống tự chảy theo độ dốc,…
- Xử lý các vị trí hộp kỹ thuật, nắp ga, nắp thăm,… đảm bảo thẩm mỹ công trình.
Giai đoạn triển khai thi công
1. Kiểm tra, giám sát hệ thống trắc đạc cho công trình của các nhà thầu như: tọa độ, cao độ, lưới khống chế, hệ thống quan trắc, …
2. Hàng ngày, tư vấn giám sát sẽ thực hiện các công việc sau:
- Giám sát từng công đoạn thi công, nhắc nhở nhà thầu chỉnh sửa kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng phá đi làm lại trong quá trình thi công.
Đặc biệt lưu ý với các công việc sau:
+ Công việc có yêu cầu bắt buộc về tỉ lệ trộn vật liệu;
+ Các công việc có yêu cầu khắt khe về trình tự thi công;
+ Các công việc ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chất lượng công trình;
+ Các công việc bị che lấp sau khi thi công;
+ Các công việc ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng con người;
+ Các công việc khó khắc phục nếu bị xảy ra sự cố;
+ Các công việc quan trọng khác…
- Giám sát lấy mẫu và giám sát các thí nghiệm vật liệu theo quy định. Đặc biệt lưu ý một số thí nghiệm quan trọng sau:
+ Thí nghiệm kiểm tra độ chặt đầm nền;
+ Thí nghiệm nén kiểm tra cường độ chịu nén của mẫu vữa, bê tông (kiểm tra mác bê tông) tại các thời điểm R7 và R28;
+ Thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa;
+ Thí nghiệm kiểm tra cường độ chịu kéo và uốn của thép, bu lông, mối hàn, cáp dự ứng lực,…;
+ Thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý của gạch xây, gạch ốp lát;
+ Thí nghiệm thử kín đường ống thoát nước, ống thông gió, …;
+ Thử áp đường ống cấp nước, cứu hỏa, ống gas điều hòa,…;
+ Thí nghiệm kiểm tra chất lượng cọc bê tông, ống cống bê tông đúc sẵn;…
- Kiểm tra số lượng công nhân, số lượng máy móc thiết bị thi công của nhà thầu trên công trường.
Trong trường hợp nhà thầu không đảm bảo so với biện pháp thi công, tiến độ thi công đã được phê duyệt tư vấn giám sát sẽ lập “Biên bản hiện trường” đồng thời yêu cầu nhà thầu có biện pháp điều chỉnh, thay đổi nhằm đạt được tiến độ đã được phê duyệt.
- Nghiệm thu công việc hoàn thành của nhà thầu.
- Theo dõi tình hình thời tiết tại công trường để kịp thời báo cáo chủ đầu tư trong trường hợp cần thiết.
- Kiểm tra và đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
- Chụp ảnh tình hình thi công trên công trường, lập báo cáo hàng ngày gửi chủ đầu tư.
- Xem xét, báo cáo cho chủ đầu tư các nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ thi công, phát sinh khối lượng.
Giai đoạn kết thúc giai đoạn thi công, hạng mục công trình
1. Đôn đốc nhà thầu tập hợp hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ hoàn công.
2. Kiểm tra, xác nhận khối lượng công việc hoàn thành của các nhà thầu.
Điểm nổi bật của tư vấn giám sát TPHCM
Quý vị có thể thấy chúng tôi thường hợp tác với mỗi chủ đầu tư hơn 1 dự án và rất nhiều khách hàng mới của TPHCM có được từ sự giới thiệu từ các khách hàng cũ.
TPHCM luôn tự hào rằng tất cả các công trình chúng tôi đã giám sát được chủ đầu tư hài lòng về chất lượng và phương pháp làm việc.
- Luôn luôn bám sát hiện trường thi công.
- Luôn tìm tòi, tư vấn cho Chủ đầu tư điều chỉnh các hạng mục công trình để phù hợp với nhu cầu sử dụng và tối ưu tài chính.
- Chuyên môn hóa công tác giám sát để nâng cao chất lượng (VD: Hệ thống điều hòa không khí và thông gió sẽ được giám sát bởi Kỹ sư chuyên ngành nhiệt lạnh,...).
- Ghi nhận và thông báo liên tục tới các nhà thầu các sai sót trong quá trình thi công.
Một số hình ảnh làm việc của tư vấn giám sát TPHCM tại hiện trường
-Riêng đối với việc xây nhà, để có được một ngôi nhà lý tưởng cần tuân thủ 4 yếu tố chính: Tính thẫm mỹ, tính tiện dụng, tính kinh tế và tính bền vững. Rất khó để bạn có thể thực hiện trọn vẹn 4 yếu tố trên. Tuy nhiên, bạn có thể lưu ý những điểm sau để giúp cho căn nhà của bạn hoàn hảo.
Đầu tiên bạn phải chọn một mẫu đất cho căn nhà tương lai. Mảnh đất phải đảm bảo là nơi có môi trường tốt, phong thủy hợp với người sử dụng, có giá trị pháp lý. Lựa chọn nhà tư vấn thiết kế và nhà thầu đáng tin cậy, uy tín.
Trãi qua nhiều kinh nghiệm ông bà ta mới đúc kết được câu nói truyền miệng lại cho con cháu.
Đọc, suy ngẫm và bạn có thể rút ra cho mình những suy nghĩ riêng. "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà" có thực sự là ba việc khó nhất của đời người đàn ông hay không.
- Hình thức : Kỹ sư Tư vấn giám sát của Công ty TPHCM sẽ có mặt theo thời gian đội thầu của Chủ đầu tư làm việc để kiểm tra quá trình thi công theo đúng bản vẽ thiết kế nhà ở, đảm bảo cho việc thi công diễn ra đúng kỹ thuật và theo đúng bản vẽ. Nếu phát hiện ra sai sót, Tư vấn giám sát của Công ty sẽ thông báo trực tiếp cho bên thi công và cho chủ đầu tư để tiến hành giải quyết sự việc.
A. Dịch vụ tư vấn giám sát thi công TOÀN thời gian:
- Hình thức : Kỹ sư Tư vấn giám sát của Công ty TPHCM sẽ có mặt theo thời gian đội thầu của Chủ đầu tư làm việc để kiểm tra quá trình thi công theo đúng bản vẽ thiết kế nhà ở.
Đảm bảo cho việc thi công diễn ra đúng kỹ thuật và theo đúng bản vẽ. Nếu phát hiện ra sai sót, kỹ sư tư vấn giám sát sẽ thông báo trực tiếp cho bên thi công và cho chủ đầu tư để tiến hành giải quyết sự việc.
- Người trực tiếp Tư vấn giám sát : Là người đã được công ty TPHCM đào tạo về các kỹ năng tư vấn giám sát thi công, kỹ năng quản lý vật tư, kỹ năng tận dụng tối đa nguyên vật liệu, Có chứng chỉ giám sát công trình. Và đã tham gia nhiều các công việc tương tự.
Dịch vụ tư vấn giám sát thi công BÁN thời gian:
- Hình thức: Kỹ sư Tư vấn giám sát chuyên môn của Công ty TPHCM sẽ có mặt khoảng 3-4h mỗi ngày (có mặt thường xuyên lúc nghiệm thu ép cọc thử, kiểm tra áp lực cọc, đan thép, ghép cốp pha móng, các sàn tầng, đổ bê tông các sàn tầng) để kiểm tra tiến độ thi công, Tư vấn giám sát phát hiện và báo cáo các lỗi xảy ra trong quá trình thi công, nhằm đảm bảo cho việc thi công diễn ra đúng kỹ thuật, tiến độ và theo bản thiết kế nhà ở.
- Người trực tiếp Tư vấn giám sát : Là kỹ sư xây dựng chuyên ngành có năng lựctư vấn giám sát, có chứng chỉ giám sát công trình, và đã từng tham gia nhiều công việc tương tự.
Dịch vụ Giám sát thi công toàn bộ quá trình Xây dựng:
- Hình thức: Kỹ sư xây dựng của Sài Gòn sẽ có mặt theo thời gian đội thi công của khách hàng làm việc để kiểm tra quá trình thi công, đảm bảo cho việc thi công diễn ra đúng kỹ thuật và theo đúng bản vẽ.
Nếu phát hiện ra sai sót, Sài Gòn sẽ thông báo trực tiếp cho bên thi công và cho chủ đầu tư để tiến hành giải quyết.
- Người trực tiếp giám sát tại công trường của Sài Gòn đã được đào tạo về các kỹ năng giám sát, thi công, kỹ năng quản lý vật tư, kỹ năng tận dụng tối đa nguyên vật liệu. Và đã tham gia nhiều các công việc tương tự.
- Chi phí: 13.000.000 đ/tháng. Chi phí được chủ nhà thanh toán trực tiếp hoặc chuyển khoản vào đầu mỗi tháng.
2. Dịch vụ Giám sát thi công thường nhật:
- Hình thức: Kỹ sư xây dựng của Sài Gòn sẽ có mặt khoảng 1-2h mỗi ngày để kiểm tra tiến độ thi công, phát hiện và báo cáo các lỗi xảy ra trong quá trình thi công, nhằm đảm bảo cho việc thi công diễn ra đúng kỹ thuật, tiến độ và theo bản thiết kế.
- Người trực tiếp giám sát: Là kỹ sư xây dựng chuyên ngành có năng lực giám sát, có chứng chỉ giám sát công trình, và đã từng tham gia nhiều công việc tương tự.
- Chi phí: 8.000.000 đ/tháng. Chi phí được chủ nhà thanh toán trực tiếp hoặc chuyển khoản vào đầu mỗi tháng.
3. Dịch vụ Giám sát thi công các giai đoạn chính của Công trình:
- Hình thức: Cán bộ chuyên môn của Sài Gòn sẽ có mặt tại công trình vào các giai đoạn chính của quá trình xây dựng như ép cọc thử, kiểm tra áp lực cọc, đan thép, ghép cốp pha móng, các sàn tầng, đổ bê tông các sàn tầng... Quy định cụ thể về các giai đoạn được ghi rõ trong hợp đồng giám sát.
- Người trực tiếp giám sát: Là kỹ sư xây dựng chuyên ngành có năng lực giám sát, có chứng chỉ giám sát công trình, và đã từng tham gia nhiều công việc tương tự.
- Chi phí được chủ nhà thanh toán trực tiếp hoặc chuyển khoản vào đầu mỗi tháng.
Tư vấn giám sát là làm gì?
Giám sát thi công xây dựng công trình là công việc bao gồm:
- Nghiệm thu xác nhận khi công trình đã thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng;
- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với Chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi;
Sài Gòn giám sát công trình
* Người làm công việc này gọi là "Kỹ sư tư vấn giám sát chất lượng công trình" và phải có chứng chỉ hành nghề. Để đủ điều kiện xét cấp chứng chỉ thì theo Luật Xây dựng Việt Nam, người kỹ sư cần phải có ít nhất ba năm kinh nghiệm và đã tham gia thiết kế hoặc thi công một số lượng đáng kể các công trình.
Thông thường, đối với mỗi công trình, thường có Đoàn kỹ sư tư vấn giám sát. Tổ chức này được thành lập sau khi Chủ đầu tư công trình ký Hợp đồng thuê. Tại công trường thi công, chính những người giám sát thi công này đại diện cho Chủ đầu tư về việc theo dõi chất lượng công trình thực hiện hằng ngày.
Đối với các công trình lớn hay công trình có sử dụng nguồn vốn tài trợ nước ngoài như vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ thì việc giám sát thường do Tổ chức tư vấn giám sát quốc tế thực hiện. Các tổ chức này thuộc Hiệp hội Tư vấn quốc tế.
Tính độc lập, khách quan và trong sạch không tham gia móc ngoặc, thông đồng với Chủ đầu tư hoặc bên thi công là rất quan trọng và cần có cho mỗi người làm công tác tư vấn giám sát xây dựng.
Việc giám sát thi công xây dựng có thể được chỉ định hoặc đấu thầu thông qua việc tham gia gói thầu "tư vấn giám sát xây dựng" công trình.
Nội dung chính của Báo giá xây dựng biệt thự trọn gói bao gồm nhưng không giới hạn các công việc sau:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo qui định của pháp luật;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về các hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công xây dựng công trình;
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình đề xuất .
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:
- Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư về giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất ượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt cho công trình trước khi đưa vào công trình;
* Trường hợp nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị thực hiện thì Báo giá xây dựng biệt thự trọn gói báo cáo chủ đầu tư để tiến hành thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.
* Giám sát, kiểm tra và báo cáo Chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:
- Giám sát, kiểm tra sự phù hợp của biện pháp thi công do nhà thầu thi công xây dựng đệ trình ;
- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;
- Xác nhận bản vẽ hoàn công;
- Giám sát, kiểm tra và nghiệm thu theo quy định;
* Các yêu cầu cụ thể khác:
Bột vỏ sầu riêng giúp thu hồi dầu tràn ven biển
Cung cấp hóa chất xử lý môi trường